Công tác kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình nhằm nhận diện các mối nguy cục bộ của các cấu kiện kết cấu có khả năng gây mất an toàn trong nhà xưởng sản xuất và đánh giá rủi ro, độ an toàn chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình hoạt động sản xuất và vận hành khai thác sử dụng lâu dài của nhà xưởng sản xuất.
Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình 2023
Nội dung kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình: (VIETSUM-VCQC)
- Tiến hành xem xét phân tích tài liệu, hồ sơ liên quan (Giấy phép xây dựng hợp pháp, bản phê duyệt xây dựng, bản vẽ hoàn công kiến trúc, bản vẽ hoàn công kết cấu …).
- Kiểm tra trực quan các hạng mục tại công trình nhà xưởng sản xuất.
- Phân tích, xem xét khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
- Tổng hợp, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường về độ an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình:
(VIETSUM-VCQC) đề xuất quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình theo trình tự cơ bản như sau:
Đơn vị kiểm định nhà xưởng (VIETSUM-VCQC) có trách nhiệm:
- Lập đề cương đánh giá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng trình chủ đầu tư phê duyệt;
- Thực hiện đánh giá theo đề cương được duyệt;
- Lập báo cáo kết quả đánh giá và trình chủ đầu tư;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá do mình thực hiện;
Đơn vị kiểm định nhà xưởng (VIETSUM-VCQC) đưa ra các công tác chính thực hiện khi kiểm tra an toàn kết cấu công trình:
A)- Đối với kết cấu bê tông cốt thép: (Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình)
- Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: nứt, thấm, bong tróc, xâm thực môi trường sản xuất …
- Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học các cấu kiện: móng, cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra cường độ bê tông các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra cường độ cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra độ võng dầm, ô sàn chịu lực.
- Kiểm tra rung động do thiết bị gây ra.
- Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
- Kiểm tra độ nghiêng tổng thể công trình.
- Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình, độ an toàn kết cấu công trình.
B)- Đối với kết cấu thép: (Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình)
- Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: rạn nứt, rỉ sét, ăn mòn bề mặt …
- Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học tiết diện các cấu kiện: khung thép chịu lực chính, khung cột thép, khung dầm kèo thép, xà gồ thép, giằng khung thép, giằng mái, giằng cột …
- Kiểm tra vật liệu thép, cường độ cốt thép, độ cứng chất liệu thép.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng liên kết bu lông, mối hàn ở các vị trí liên kết.
- Kiểm tra biến dạng cục bộ các chi tiết liên kết, độ võng khung dầm kèo thép, dầm sàn thép,
- Kiểm tra biến dạng/ nghiêng bản bụng kèo, cột thép.
- Kiểm tra độ thẳng đứng khung thép, độ nghiêng tổng thể khung kết cấu thép.
- Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình, độ an toàn kết cấu công trình.
Các tiêu chuẩn áp dụng: (Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình)
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành.
- Tiêu chuẩn TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5574 : 2012: Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt thép.
- TCVN 5575 : 2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 9381 : 2012: Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.
- TCXDVN 9400 : 2012 – Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa.
- TCVN 9259-8:2012: Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 8: Giám định về kích thước và kiểm tra công tác thi công.
- TCVN 9259-1:2012: Dung sai trong xây dựng công trình – Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật; – Các tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngành liên quan khác.
Các thương hiệu nhà xưởng sản xuất đã được VIETSUM-VCQC thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Quy trình kiểm soát an toàn nhà xưởng sản xuất – kiểm tra an toàn kết cấu công trình khi thực hiện kiểm tra định kỳ sẽ giúp đánh giá kịp thời khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình, làm cơ sở quan trọng đánh giá chất lượng công trình xây dựng gửi đến các cơ quan liên quan, các đơn vị audit nhà xưởng – kiểm soát chất lượng nhà xưởng sản phẩm cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Kiến Trúc và Kiểm Định Chất Lượng Công Trình VIETSUM-VCQC có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc, cấu tạo xây dựng, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng phục vụ tốt công tác kiểm định an toàn chịu lực công trình xây dựng. Hotline: 090 959 8771 – Mr Nam
— “Vietsum đồng hành cùng thành công cho công trình của quý khách hàng” —
Kiểm Soát An Toàn Nhà Xưởng HCM, Kiểm Tra An Toàn Kết Cấu Sai Gon, An Toàn Kết Cấu Công Trình HA NOI
#Kiểm_Soát_An_Toàn_Nhà_Xưởng, #Kiểm_Tra_An_Toàn_Kết_Cấu, #An_Toàn_Kết_Cấu_Công_Trình
#Kiem_Soat_An_Toan_Nha_Xuong, #Kiem_Tra_An_Toan_Ket_Cau, #An_Toan_Ket_Cau_Cong_Trinh