Kiểm định Vietsum sẽ kiểm định kết cấu – Kiểm định chất lượng kết cấu công trình nhà xưởng và Kiểm định kết cấu nhà xưởng phục vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời (Solar Power System) để có kết quả chính xác nhất.
- Kiểm định nhà xưởng sản xuất – Kiểm định chất lượng nhà xưởng – Kiểm định xưởng may
- Kiểm định chứng nhận an toàn nhà xưởng – Kiểm định chứng nhận an toàn chịu lực – Kiểm định xưởng giày da
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng – kiểm định công trình 2023
-
Căn cứ theo Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có hiệu lực từ ngày 22/10/2024. “Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật”./
-
Căn cứ theo Báo cáo 205/BC-BCT năm 2023 phục vụ cuộc họp về phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam do Bộ Công Thương ban hành./ Căn cứ theo Công văn 8125/VPCP-CN năm 2023 về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành./ và kèm theo Báo cáo 192/BC-BCT năm 2023 về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam do Bộ Công Thương ban hành./
- Căn cứ theo Quyết định: 2023/QĐ-BCT Phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025; Mục tiêu cụ thể: “Đến cuối năm 2025, một trăm (100) ngàn hệ thống điện mặt trời mái nhà (hoặc tương đương 1.000MWp) được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc sử dụng điện năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà, đây là nguồn năng lượng sạch và định hướng phát triển của Nhà Nước”.
- Theo đó Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định: “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện”.
- Đồng thời tại Khoản 4 Điều 9 quy định: “Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành”.Xu hướng tương lai, điện năng lượng mặt trời sẽ ngày càng áp dụng rộng rãi./
- Chủ đầu tư nên lưu ý: Công văn 3288/C07-P4 năm 2020 về hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà do Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ban hành;
- ”Để sử dụng tối ưu nguồn điện mặt trời với tuổi thọ tối đa của tấm solar panel, nghiệm thu hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà cần phải đảm bảo đánh giá an toàn về chịu lực của kết cấu nhà xưởng” Cần phải có đơn vị tư vấn kiểm định chuyên môn để đánh giá độ an toàn của kết cấu nhà xưởng trước khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái./
- Một vài hình ảnh công trình đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái đã được VIETSUM kiểm định kết cấu và tính toán kiểm tra đủ an toàn để lắp đặt pin mặt trời áp mái nhà xưởng và Kiểm định kết cấu nhà xưởng phục vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời (Solar Power System):
-
MỤC ĐÍCH KIỂM ĐỊNH: Xác định chất lượng hiện trạng, kiểm tra sự khác biệt giữa thực tế với thiết kế, tính toán kiểm tra khả năng chịu lực đánh giá độ an toàn sử dụng của công trình khi tiến hành cải tạo lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà xưởng. Đề xuất biện pháp gia cố để đảm bảo an toàn sử dụng (Nếu có).
Hình ảnh: Hệ thống pin mặt trời trên áp mái do Vietsum kiểm định kết cấu-Kiểm Định Kết Cấu Nhà Xưởng Phục Vụ Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Hình ảnh: Hệ thống pin mặt trời trên áp mái do Vietsum kiểm định kết cấu-Kiểm Định Kết Cấu Nhà Xưởng Phục Vụ Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Hình ảnh: Hệ thống pin mặt trời trên áp mái do Vietsum kiểm định kết cấu-Kiểm Định Kết Cấu Nhà Xưởng Phục Vụ Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Đề cương công việc thực hiện kiểm định kết cấu nhà xưởng ? Kiểm định nhà xưởng VIETSUM xin trình bày đến khách hàng:
- (Nội dung đề cương và quy trình kiểm định công trình tại kiểm định nhà xưởng Vietsum cho công tác lắp đặt pin năng lượng mặt trời áp mái nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh)
1. Quan sát, kiểm tra hiện trạng công trình: Thực hiện bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, máy đo xác định bề rộng vết nứt, máy siêu âm kim loại xác định tiết diện cấu kiện kết cấu công trình.
- Xác định đặc điểm kết cấu tổng thể công trình, quy mô tổng thể, hình dạng tổng thể mái tôn, chủng loại vật liệu mái tôn, chất lượng mái tôn (loại sóng lợp tôn, kích thước sóng tôn lợp).
- Khảo sát, xác định đặc tính của mái tôn, những vị trí mái bị hư hỏng, rỉ sét hoặc vật cản gây ảnh hưởng khả năng lắp đặt pin solar áp mái.
- Xác định đặc điểm cấu tạo, kết cấu chịu lực chính của công trình
- Đo vẽ cấu tạo điển hình công trình, chụp hình các vị trí khuyết tật, hư hỏng công trình.
- Nhằm kiểm tra tính xác thực giữa thực tế thi công so với bản vẽ thiết kế công trình; kiểm tra các chi tiết liên kết điển hình; kiểm tra tình trạng làm việc của các cấu kiện kết cấu công trình, các dấu hiệu hư hỏng công trình theo TCVN 9381:2012: Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà;
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, máy siêu âm vết nứt, Flycam.
2. Kiểm tra kích thước hình học: Kiểm tra hiện trường, đo đạc, xác định lại kích thước các cấu kiện công trình, đo vẽ lại theo thực tế. Thực hiện bằng phương pháp thủ công, đo đạc trực tiếp bằng thước thép, thước kẹp các cấu kiện kết cấu công trình nhà xưởng.
- Đo đạc các thông số kỹ thuật, các tiết diện liên kết chính, thông số các cấu kiện chịu lực, cấu kiện liên kết bu lông, liên kết hàn, liên kết bản mã; cấu kiện giằng ổn định kết cấu theo tiêu chuẩn xây dựng (TCVN).
- Kiểm tra kích thước hình học, xác định các thông số kỹ thuật, bề dày tiết diện, các cấu tạo điển hình, thông số các chi tiết công trình hiện hữu, khoảng cách cấu kiện… (xà gồ mái, vì kèo/dầm mái/khung thép,v.v.)
- (TCVN 9259-1:2012: Dung sai trong xây dựng công trình – Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật).
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, thước kẹp điện tử, Máy siêu âm bề dày kim loại.
Hình ảnh: Đo đạc kích thước hình học – Kiểm định kết cấu nhà xưởng phục vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
3. Kiểm tra liên kết bu lông: Kiểm tra số lượng, đường kính bu lông và độ xiết chặt của liên kết. Thực hiện bằng phương pháp thủ công, đo đạc trực tiếp bằng thước thép, thước kẹp, cờ lê lực.
- Nội dung thực hiện: Kiểm tra tập bản liên kết cấu kiện, kiểm tra đường kính, số lượng, độ xiết chặt của liên kết bu lông giữa cột với nền, cột với kèo thép, giữa các khung dầm kèo thép mái, giữa xà gồ mái với kèo mái, hệ giằng liên quan:
- Thiết bị thực hiện: Thước kẹp điện tử, cờ lê lực kiểm thử độ xiết bulong, thước thép.
4. Kiểm tra cường độ bê tông: Thực hiện bằng phương pháp thủ công: khoan lấy lõi bê tông trực tiếp tại hiện trường và sau đó gia công, nén tại phòng thí nghiệm, kết hợp với phương pháp không phá hủy sử dụng súng bật nẩy.
- Nội dung thực hiện: Kiểm tra cường độ vật liệu cột bê tông: ”TCVN 9335:2012 – Bê tông nặng – Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy”
- Thiết bị thực hiện: Súng bắn thử bật nảy bê tông.
5. Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Thực hiện bằng phương pháp điện từ sử dụng thiết bị máy Elcometer THD 331 kết hợp với khoan đục, đo đạc thủ công bằng thước kẹp.
- Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép cấu kiện bê tông chịu lực điển hình: Bao gồm cột bê tông cốt thép, dầm bê tông cốt thép, kèo mái bê tông cốt thép của công trình.
- TCVN 9356:2012 – Kết cấu bê tông cốt thép – Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông)
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, thước kẹp, Máy siêu âm cốt thép elcometer.
Hình ảnh: Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép – Kiểm định kết cấu nhà xưởng phục vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
6. Kiểm tra độ võng dầm kèo mái, võng nghiêng xà gồ mái: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định cao độ các điểm, tính toán độ chênh cao. Số lượng cần kiểm tra: Kiểm tra tối thiểu 50% các cấu kiện dầm kèo mái công trình – Mục đích thực hiện: Đánh giá độ võng dầm kèo mái công trình sau thời gian sử dụng nhằm phát hiện các cấu kiện bất thường theo ”TCVN 9381-2012 Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm kết cấu nhà”. – Phương pháp thực hiện: Phương pháp hình chiếu bằng sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica.
7. Kiểm tra độ thẳng đứng, độ nghiêng lệch cột, độ nghiêng tổng thể công trình: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định tọa độ các điểm, tính toán xác định độ thẳng đứng cột, độ nghiêng cột, độ võng dầm kèo mái.Số lượng cần kiểm tra: Kiểm tra tối thiểu 50% các cấu kiện cột công trình – Mục đích thực hiện: Đánh giá độ nghiêng lệch cột công trình sau thời gian sử dụng nhằm phát hiện các cấu kiện bất thường theo ”TCVN 9381-2012 Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm kết cấu nhà”. – Phương pháp thực hiện: Phương pháp hình chiếu bằng sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica.
8. Kiểm tra cường độ, độ cứng vật liệu thép cấu kiện kết cấu: Kiểm tra độ cứng vật liệu thép xây dựng công trình bằng máy đo độ cứng thép. Tiến hành kiểm tra cường độ vật liệu thép sử dụng cho hạng mục công trình trên các cấu kiện cột thép, dầm thép bằng máy đo độ cứng kim loại. Kết quả kiểm tra được các giá trị độ bền thép (Fu) đo đạc được với các giá trị dao động – Sau đó đối chiếu phụ lục A của TCVN 5575:2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế, bảng tra cường độ kết cấu thép để kết luận kết cấu thép đang sử dụng tương đương với loại thép có cường độ giới hạn chảy đúng theo tiêu chuẩn;
9. Lập báo cáo kiểm định chất lượng công trình: Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu; đề xuất giải pháp sửa chữa, gia cố (trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc không đảm bảo an toàn chịu lực).
- Xác định tình trạng thực tế của công trình được kiểm định.
- Hồ sơ bản vẽ hiện trạng công trình, ghi các kết quả đo đạc và liệt kê những vị trí hư hỏng hiện trạng, phụ lục hình ảnh kiểm định công trình.
- Kết quả thí nghiệm mẫu tại phòng thí nghiệm chuyên ngành.
- Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực, đánh giá độ an toàn của công trình khi cải tạo lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà xưởng
- Lập báo cáo kiểm định an toàn chịu lực kết cấu công trình khi tiến hành lắp đặt pin năng lượng (solar) trên mái nhà xưởng. Đề xuất biện pháp gia cố hoặc phương án sử dụng để đảm bảo an toàn (nếu có)
Khi quý khách hàng có nhu cầu phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ mong muốn lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về an toàn kết cấu công trình xây dựng;
==> Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình Vietsum để được tư vấn giải pháp đánh giá tình trạng thực tế của công trình, xác định chất lượng hiện tại của kết cấu công trình để có những kiểm toán và đánh giá chuẩn xác về an toàn kết cấu công trình xây dựng cho công trình của quý khách hàng, kiến nghị các giải pháp sử dụng an toàn công trình, an toàn vận hành hiệu quả công trình, tăng cường tuổi thọ công trình lâu dài; hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 090 959 8771 – Mr Nam
– “Vietsum đồng hành cùng thành công cho nhà xưởng của quý khách hàng” –
Kiểm Định Kết Cấu, Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời, Kết Cấu Nhà Xưởng
#Kiểm_Định_Kết_Cấu, #Lắp_Đặt_Hệ_Thống_Điện_Năng_Lượng_Mặt_Trời, #Kết_Cấu_Nhà_Xưởng
#Kiem_Dinh_Ket_Cau, #Lap_Dat_He_Thong_Dien_Nang_Luong_Mat_Troi, #Ket_Cau_Nha_Xuong