-
Công tác kiểm định cường độ chịu lực kết cấu nền nhà xưởng, thử tải chịu lực kết cấu dầm sàn, tải trọng mái, lắp đặt bổ sung thêm tải trọng trên công trình: nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển nâng cấp công trình, sửa chữa cải tạo mở rộng nhà xưởng sản xuất, bảo trì bảo dưỡng công trình nhằm gia tăng tuổi thọ công trình, an toàn sử dụng vận hành công trình ổn định trong tương lai;
-
Công tác kiểm định công trình xây dựng sẽ xác định chất lượng hiện trạng kết cấu nền nhà xưởng, kết cấu dầm sàn, kết cấu dầm kèo mái; thông qua đó đánh giá được khả năng chịu lực hiện hữu của kết cấu công trình, nhà xưởng; Từ đó đề xuất phương án tối ưu cho các nhu cầu xác định hoạt tải sử dụng hiện hữu tối đa bao nhiêu kg/m², nhu cầu lắp đặt thêm thiết bị máy móc, nhu cầu lắp đặt thêm kệ chứa hàng, nhu cầu chuyển đổi công năng sử dụng, cải tạo lắp đặt thêm hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái nhà xưởng (solar rooftop).
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng – kiểm định công trình tốt 2024
- Kiểm định chứng nhận an toàn nhà xưởng – Kiểm định chứng nhận an toàn chịu lực – Kiểm định xưởng giày da 2024
- Kiểm định bảo trì nhà xưởng sản xuất – lập quy trình bảo trì nhà xưởng 2024
- Kiểm Định Công Trình – Đánh Giá An Toàn Kết Cấu Công Trình – Đánh Giá Mức Độ Nguy Hiểm Của Kết Cấu Công Trình 2024
- Kiểm định nhà xưởng Vietsum sẽ trình bày những mục đích kiểm định cường độ chịu lực kết cấu nền nhà xưởng, thử tải chịu lực kết cấu dầm sàn, tải trọng mái, lắp đặt bổ sung thêm tải trọng công trình:
-
Kiểm định chất lượng hiện trạng kết cấu công trình nhà xưởng, tính toán, đánh giá khả năng chịu tải của kết cấu nền nhà xưởng phục vụ công tác lắp đặt thêm kệ hàng, lắp đặt thêm thiết bị máy móc, xe nâng vận hành hàng hóa…;
-
Kiểm định chất lượng hiện trạng kết cấu công trình – Kiểm định cường độ chịu lực kết cấu dầm sàn hiện trạng nhà xưởng, tính toán, đánh giá khả năng chịu tải của dầm sàn nhà xưởng phục vụ công tác bố trí thêm máy móc thiết bị trên sàn, tải trọng do rung chấn của máy, tăng cường hoạt tải sử dụng, lắp đặt thêm kệ hàng…;
-
Kiểm định chất lượng hiện trạng kết cấu dầm kèo mái, xà gồ mái, tính toán, đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu dầm kèo mái nhà xưởng phục vụ công tác lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái, lắp đặt thêm bồn nước trên mái, lắp đặt thêm máy gia nhiệt trên mái, lắp đặt thêm hệ thống điều hòa không khí trên mái nhà xưởng…;
Hình ảnh: Thí nghiệm kiểm tra kích thước hình học, đo đạc chiều dày cấu kiện, xà gồ mái nhà xưởng – Kiểm định kết cấu chịu lực mái.
Hình ảnh: Thí nghiệm kiểm tra kích thước hình học, đo đạc chiều dày cấu kiện, xà gồ mái nhà xưởng – Kiểm định an toàn chịu lực kết cấu mái.
Hình ảnh: Thí nghiệm kiểm tra kích thước hình học, đo đạc chiều dày hệ khung treo phục vụ tính toán an toàn chịu lực kết cấu mái.
Hình ảnh: Thí nghiệm kiểm tra kích thước hình học, đo đạc chiều dày hệ khung treo phục vụ tính toán an toàn chịu lực kết cấu mái.
Hình ảnh: Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái – solar panel on rooftop – Kiểm định an toàn chịu lực kết cấu mái.
- NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU LỰC KẾT CẤU NỀN NHÀ XƯỞNG – KIỂM ĐỊNH LẮP THÊM TẢI PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ÁP MÁI:
-
(1) Quan sát – Xác định hiện trạng kiến trúc và kết cấu công trình.
- Kiểm tra trực quan các cấu kiện, kết cấu cột, dầm, sàn; ghi nhận các vị trí vết nứt bê tông: xác định vị trí, chiều rộng, chiều dài, hướng vết nứt (nếu có), góc nghiêng của vết nứt so với cấu kiện.
- Ghi nhận các vị trí thấm tường, hoen ố, bong tróc sơn tường; liệt kê diện tích ô tường bị thấm, hoen ố, bong tróc hư hỏng.
- Ghi nhận các vị trí hư hỏng mái lợp, xác định các lớp cấu tạo mái, độ dốc và vật liệu mái, tình trạng đường thoát nước (sênô, đường ống, các khe tiếp giáp).
- Ghi nhận các vị trí có dấu hiệu võng dầm, sàn, tách hở, cong vênh kết cấu cục bộ; nghiêng, lệch cấu kiện của công trình (nếu có).
- Đo vẽ cấu tạo điển hình công trình; xác định những vị trí hư hỏng trên bản vẽ hiện trạng công trình;
- (TCXDVN 9381 : 2012: Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà).
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, máy siêu âm vết nứt, Flycam.
-
(2) Kiểm tra kích thước hình học cấu kiện.
- Kiểm tra đo đạc kích thước hình học cấu kiện kết cấu công trình, kích thước tiết diện cấu kiện kết cấu chịu lực cột, dầm, sàn của công trình.
- Đo vẽ cấu tạo điển hình cấu kiện chịu lực kết cấu công trình.
- (TCVN 9259-1:2012: Dung sai trong xây dựng công trình – Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật).
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, thước kẹp, máy đo khoảng cách laser.
-
(3) Kiểm tra cường độ bê tông cấu kiện chịu lực.
- Kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp khoan rút lõi (mẫu bê tông) ở các cấu kiện chịu lực điển hình; Tiến hành nén thí nghiệm mẫu bê tông tại phòng LAS-XD chuyên ngành để xác định tính chất, cường độ làm việc của bê tông hiện hữu .
- (TCVN 3105:1993 – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu bê tông) Hoàn trả mặt bằng: Hoàn trả lại các vị trí đào, đục khoét khi tiến hành kiểm định công trình bằng vữa sika (Không bao gồm phần lát lại gạch nền và sơn lại bề mặt các vị trí đục khoét khi kiểm định).
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, thước kẹp, máy khoan rút lõi bê tông, máy nén mẫu bê tông (tại phòng thí nghiệm chuyên ngành).
-
(4) Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép cấu kiện chịu lực.
- Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép cấu kiện bê tông chịu lực cột, dầm, sàn của công trình.
- TCVN 9356:2012 – Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép – Phương Pháp Điện Từ Xác Định Chiều Dày Lớp Bê Tông Bảo Vệ, Vị Trí Và Đường Kính Cốt Thép Trong Bê Tông)
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, thước kẹp, Máy siêu âm cốt thép elcometer.
-
(5) Kiểm tra độ thẳng đứng cột, độ nghiêng lệch cấu kiện chịu lực công trình.
- Kiểm tra độ thẳng đứng cột, độ nghiêng lệch cấu kiện chịu lực công trình.
- (TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép)
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, Máy toàn đạc điện tử Leica.
-
(6) Kiểm tra độ võng, cong vênh cấu kiện dầm, ô sàn chịu lực công trình.
- Kiểm tra độ võng, cong vênh cấu kiện dầm, ô sàn chịu lực công trình.
- (TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép)
- Thiết bị thực hiện: Thước thép, Máy toàn đạc điện tử Leica.
-
(7) Kiểm tra, đánh giá sự an toàn của cấu kiện và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); Lập Báo cáo kiểm định.
- Trong báo cáo thể hiện rõ các việc sau.
- Xác định tình trạng thực tế của công trình được kiểm định.
- Hồ sơ bản vẽ hiện trạng công trình, ghi các kết quả đo đạc và liệt kê những vị trí hư hỏng hiện trạng, phụ lục hình ảnh kiểm định công trình.
- Kết quả thí nghiệm mẫu tại phòng thí nghiệm chuyên ngành.
- Kiểm tra sự khác biệt giữa thực tế với thiết kế, kiểm toán khả năng chịu lực, đánh giá độ an toàn hạng mục kết cấu công trình, khả năng đảm bảo an toàn sử dụng của công trình theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Kiến nghị phương án sửa chữa gia cường kết cấu để đảm bảo an toàn sử dụng công trình.
NỘI DUNG CHÍNH KHI LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH:
-
A) Tính toán, đánh giá khả năng chịu tải của kết cấu nền nhà xưởng, kết cầu dầm sàn, tải trọng mái: Căn cứ theo kết quả khảo sát hiện trạng thực tế, kết hợp với hồ sơ hoàn công của công trình, hồ sơ khảo sát địa chất khu vực công trình hoặc lân cận.
-
B) Xác định tình trạng thực tế của kết cấu nền nhà xưởng, kết cấu dầm sàn, tải trọng mái nhà xưởng.
-
C) Đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu nền nhà xưởng, kết cấu dầm sàn, tải trọng mái nhà xưởng khi lắp thêm tải trọng, đánh giá an toàn chịu lực kết cấu nhà xưởng cho hoạt động sử dụng bình thường.
-
D) Phương án xử lý gia cố cho kết cấu nền, kết cấu dầm sàn, tải trọng mái nhà xưởng (nếu có).
-
E) Lập quy trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ công trình nhà xưởng (nếu có).
Hotline: 090 959 8771 – Mr Nam
— “Vietsum đồng hành cùng thành công cho nhà xưởng của quý khách hàng” —
Kiểm Định Cường Độ Nền, Thử Tải Sàn, Tải Trọng Mái
Kiểm Định Cường Độ Nền HCM, Thử Tải Sàn Sai Gon, Tải Trọng Mái HN
#Kiểm_Định_Cường_Độ_Nền, #Thử_Tải_Sàn, #Tải_Trọng_Mái
#Kiem_Dinh_Cuong_Do_Nen, #Thu_Tai_San, #Tai_Trong_Mai